Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hè của trẻ vùng quê
Do không có khu vui chơi giải trí trong khi các bậc phụ huynh luôn bận rộn với công việc, nên mùa hè của các em là mùa hè trên bờ đê, ruộng lúa...

 


Nhưng đó không phải là một mùa hè nghèo nàn như ta tưởng, mà là một mùa hè ăm ắp tiếng cười giòn tan.


 


Ở vùng quê trù phú, người xe vẫn còn thưa thớt, ruộng lúa cò bay thẳng cánh thì những “trò chơi” phổ biến nhất của trẻ em là mò cua, bắt ốc, bắn chim, bẫy cò và vô vàn “trò chơi” không biết gọi tên. Chúng sẽ không có hoặc ít đến những lớp học hè căng thẳng, cũng sẽ chẳng game online, tàu lượn, súng sơn, nhà phao... Dẫu tin chắc rằng, theo bản tính thích khám phá của trẻ con thì đứa nào mà chả mê những trò chơi sống động như trên thành phố.


 









 

Các cậu bé ở thôn Ba Du, gần trưa vẫn hì hục bắt cá dưới mương nước - Ảnh: Nguyễn Phúc



 


Trời đã gần trưa, nhưng giữa mương nước của cánh đồng làng Ba Du (xã Hải Ba, H.Hải Lăng, Quảng Trị), ba cậu nhóc vẫn bì bõm, be bờ tát nước để bắt cá. Mồ hôi nhễ nhại, chân tay lấm láp bùn đen, Quốc Nhật, một cậu bé có 2 cái răng cửa thật to, lém lỉnh nói: “Cứ hai, ba ngày là bọn cháu lại chơi trò này một lần. Trò này vui vì vừa được chơi vừa có cá. Sáng nay, bọn cháu ra muộn nên gần trưa rồi mà chưa được bao nhiêu”.


 


Nói đoạn, cậu bé nhỏ nhất trong nhóm, phụ trách giữ “chiến lợi phẩm” giở rọ ra cho tôi xem mấy con cá rô, cá mại bé tí nhảy tanh tách. Có vẻ như 3 chú nhóc này quyết tâm đến hết mùa hè này sẽ khám phá hết cánh đồng làng, tát hết những con cá quanh quẩn đâu đây. Tôi hỏi: “Bắt cá để làm gì?” thì Tuấn Anh, một trong ba cậu bé cười khẩy: “Chú hỏi vui vậy. Thiếu gì việc. Nếu cá nhiều và to thì đưa cho mẹ ra chợ bán, còn vừa vừa thì bọn cháu cũng được một bữa cháo ngon”.


 


Cách đoạn mương không xa là hai cậu bé khác đang “bắt cá một cách thư sinh hơn” - đứng câu. Hai cặp mắt cứ nhìn hau háu vào chiếc phao trôi trên mặt nước, hễ thấy động là cố sức kéo cần. “Hôm nay, bọn cháu câu được nhiều nhưng toàn là cá nhỏ”, một cậu bé quay lại than thở. Và cũng với câu hỏi “bắt cá để làm gì” thì hai cậu nhỏ này ngơ ngác, thật thà nói: “Cũng chả biết để làm gì, không có việc gì làm thì ra câu vậy thôi”. Có vẻ như với hai “ông cụ non” này câu cá chỉ là một thú tiêu khiển tao nhã.


 


 









 

Em Quốc Nhật (trú thôn Ba Du, xã Hải Ba, H.Hải Lăng, Quảng Trị) hăng hái tát nước bắt cá



 


Còn nhớ cuối vụ lúa rồi, ở Hải Lăng, chuột không biết từ đâu ra từng đàn về phá hoại mùa màng. Và cái nỗi khổ ấy của bà con nông dân lại trở thành trò chơi mới cho lũ nhóc làng quê, ấy là bẫy chuột. “Không gì vui bằng đi bẫy chuột chú ạ, vì vừa được ăn mà vừa có tiền. Này nhé, bắt được con chuột to thì về nhà làm được bữa ngon, còn cái đuôi chuột đem lên hợp tác xã bán, mỗi cái được 400 đồng. Thời cao điểm cứ mỗi ngày bọn cháu bắt được cả trăm con”, hất chiếc mũ màu đỏ chót, một trong hai cậu bé câu cá khoe.


 


Nói vậy không có nghĩa là mọi trò chơi của trẻ nông thôn đều an toàn. Bởi ở đâu đó vẫn có những cái chết thương tâm bởi những trận thi bơi tự phát, những cái sẩy chân xuống vực, xuống khe. Ở đâu đó vẫn có những tiếng nổ chát chúa, mang sự kinh hãi cho nhiều gia đình bởi trò đi tìm phế liệu của con trẻ.


 


Nhưng trong cuộc sống, có nơi đâu là thực sự an toàn tuyệt đối? Đôi mắt nào và vòng tay nào của cha mẹ có thể dõi theo con cái mình 24/24 suốt 365 ngày? Vấn đề là những sự trải nghiệm ấy sẽ giúp các bạn nhỏ vững vàng hơn để vượt qua nhiều thử thách tiếp theo. Vậy thì cớ gì mà các bậc phụ huynh không thử một lần cho con em có một “mùa hè trên ruộng đồng”, và những cán bộ Đoàn - Hội nông thôn hãy “vào cuộc và cùng chơi” với các em... Bởi, người Việt vốn sinh ra trên ruộng đồng và khi về với ruộng đồng sẽ được chăm bẵm lớn khôn, sẽ thơm và chắc như hạt gạo.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Độc đáo ẩm thực của người Tày ở Kông Chro  (21-07-2013)
    Nhớ nồi canh xơ mít mẹ nấu  (17-07-2013)
    Đà Nẵng nhìn từ trên cao (30-06-2013)
    Lai rai bò nướng đá trong khí hậu Tây Nguyên lành lạnh (26-06-2013)
    Tết Đoan Ngọ, nhớ ốc gạo Tân Phong (14-06-2013)
    Độc vị món nướng “Gà nước mặn”  (10-06-2013)
    Khám phá vẻ hoang sơ của đảo Phú Quốc  (08-06-2013)
    Sapa đẹp đến nghẹn thở qua con mắt người Thái (04-06-2013)
    Lên Tây Bắc ăn nhót xanh cuốn bắp cải  (31-05-2013)
    Vườn cò Bằng Lăng: Đủng đỉnh ngắm “cò bay thẳng cánh” (25-05-2013)
    Món ngon Sài Gòn mê hoặc khách phương xa (25-05-2013)
    Thơm giòn hoành thánh chiên  (23-05-2013)
    Chớm hè Nam Trung bộ thắm sắc hoa (21-05-2013)
    Những món ngon không thể bỏ qua ở Vĩnh Phúc (19-05-2013)
    Mắm thu Bình Định nổi tiếng từ thời Tây (17-05-2013)
    Đặc sản Tây Nguyên lạ miệng khó quên  (10-05-2013)
    Ngược núi rừng thưởng thức cá niên nướng  (26-04-2013)
    Ngon mê các loại bánh đặc sản Việt  (22-04-2013)
    Đà Lạt - chốn bồng lai trong sương (21-04-2013)
    Bất ngờ với thắng cố xuống phố  (14-04-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152825293.